-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cẩm nang cho người nhập môn chơi giày SNEAKER - Sneakerhead Dictionary
22/08/2022 Đăng bởi: Admin tiemgiaycusaigon
Mỗi lĩnh vực, mỗi nền văn hóa sẽ có những từ lóng (slang) riêng, và tất nhiên, nền văn hóa sát mặt đất này cũng tương tự. Sẽ thật là bất cập khi một người nào đó hỏi bạn về giày bằng các thuật ngữ hay tiếng lóng mà bạn lại không thể hiểu rõ được ý nghĩa của nó. Vì thế Tiệm đã tập hợp và định nghĩa những từ lóng bằng 1 list bên dưới, giúp cho những người nhập môn có cái nhìn tổng quát hơn về ngôn ngữ của nền văn hóa này.
Thuật ngữ CIH là cụm từ viết tắt của “cash in hand” tức là trong tay có tiền. Trong từ điển của Sneakerhead thì cụm từ này dùng để chỉ người mua giày sẽ trả tiền trực tiếp cho người seller. Trường hợp này dành cho những lần đi sự kiện ra mắt giày sneaker mà không có máy cà thẻ, thì bạn phải trữ tiền mặt. Check giày trực tiếp tại chỗ sẽ biết được giày có legit hay không và cũng để thể hiện sự khao khát của người mua với đôi giày.
DS: Deadstock – tình trạng giày hoàn toàn mới, chưa hề được thử qua và đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
PADS: Pass as Deadstock – giày chỉ được thử qua 1 lần, chưa mang ra ngoài, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
VNDS: Very near Deadstock – Giày được mang trong thời gian ngắn, hoàn toàn mới, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
NDS: Near Deadstock – tương tự như VNDS, có thể thấy là đã được mang nhưng nếu vệ sinh lại có thể tạm xem như VNDS.
NIB: New In Box – Giày mới và có đầy đủ phụ kiện (tương tự DS).
NWT: New With Tag – Giày đi kèm với phụ kiện, có thể không có hộp.
OG all/OG nothing: Có đầy đủ phụ kiện/Không còn phụ kiện, chỉ còn giày.
NFS: Not For Sale – không bán.
OBO: Or Best Offer – trả giá tốt nhất, được cả 2 bên mua và bán chấp thuận.
Deal: Giày được bán với giá “đẹp”, dễ chịu.
Steal: Giày tốt giá đẹp không tưởng. Có thể xem như deal siêu tốt.
BIN: Buy It Now – Giá để mua ngay, không offer, không đấu giá.
Cop: Mua.
Drop / Pass: Không mua, cho qua vì không thích.
Bid: Đấu giá.
S.O/H.O: Starting Offer/Highest Offer – Bước giá bắt đầu để ra giá/mức giá cao nhất được đưa ra.
HMU – Hit Me Up: Thông điệp từ người bán rằng “người mua hãy chủ động liên lạc”
Testing Water: thử nước, người bán muốn xem liệu giá được offer có khớp với giá của người bán mong muốn không.
Reseller: Người mua những phiên bản giày (thường là Jordan hoặc những phiên bản có giới hạn số lượng) và bán lại với giá cao hơn.
Legit Check: Kiểm tra độ uy tín của người bán, của sản phẩm có đáng tin (real) hay không.
Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm để tránh mua “hớ” với giá cao hơn mức trung bình.
Low Ball: Trả giá thấp ở mức không hợp lý.
Flaws: Lỗi ở sản phẩm như chỉ thừa keo dư hoặc một số chi tiết không đúng chuẩn.
Hype: Chỉ việc giá bán của sản phẩm bị đôn lên cao do nhiều lí do tác động vào, chẳng hạn như Kanye West mang đôi gì là đôi đấy trở thành hàng hot.
Colorway: Phối màu. Có một số phối màu đặc trưng thường xuất hiện như “Bred”, “Knicks”, “Lakers”, “Red October”, …
LE: Limited Edition – Phiên bản phát hành có giới hạn số lượng và được phát hành ở những nhà phân phối bán lẻ nhất định.
PE: Player Edition – Phiên bản phát hành riêng cho cầu thủ, với phối màu đặc biệt, có họa tiết được thiết kế dựa trên đồng phục hoặc điều gì đó có ý nghĩa đối với cầu thủ.
DB: Doernbecher – những phiên bản gắn mác DB là những phiên bản được Nike tham khảo ý tưởng thiết kế từ những đứa trẻ mắc bệnh hiểm nghèo trong bệnh viện Doernbecher. Đây là những phiên bản có giới hạn, tiền bán được sẽ được gửi đến bệnh viện để từ thiện.
Bin 23 Premio: Dòng Jordan được thiết kế với chất liệu da cực kì chất lượng và có hộp, cây giữ form giày bằng gỗ. Cũng là những phiên bản có giới hạn số lượng.
Heat: thường là những đôi lạ đẹp và hiếm.
ACG: All Conditions Gear – Giày có thể sử dụng ở mọi thời tiết, thường là những đôi ủng để đi bộ đường dài hoặc leo núi, chất liệu cực kì bền bỉ, có thể đi mưa hoặc đi tuyết mà không hư hại. (ảnh trên là bộ sưu tập NikeLab ACG 2014)
EP: Elephant Print – họa tiết da voi, xuất hiện lần đầu tiên ở Air Jordan 3
SB: Nike Skateboarding – Dòng giày trượt ván của Nike.
Campout: Cắm trại qua đêm để giữ chỗ trong hàng (thường cắm trại để mua những đôi limited hoặc heat). Xem kí sự camp giày tại đây
J’s/Jays: Jordan – Giày thuộc thương hiệu Jordan. Nên viết tắt như vậy chứ không nên viết là JD.
OG: Original/Original Release – Phiên bản đầu tiên của 1 dòng giày được phát hành.
Retro: Phiên bản có phối màu được phát hành lại, có thể thay đổi chất liệu nhưng không làm thay đổi thiết kế của đôi giày.
Remastered: Dòng sản phẩm từ năm 2015 của Jordan với chất lượng được cải thiện hơn so với các sản phẩm Retro.
GR: General Release – phiên bản được phát hành đại trà.
Retailer: Nhà bán lẻ/Nhà phân phối uy tín.
Receipt: Hóa đơn mua lẻ.
Beaters: Giày được dùng cho mục đích mang đi mọi nơi mà không cần phải giữ gìn, hay còn gọi là giày cày cuốc.
RR: Roshe Run – sắp đến đây sẽ là RO – Roshe One.
AM: Air Max
TB: Team Basketball (phiên bản dành riêng cho các đội bóng ở NCAA, thường chỉ có 1 màu duy nhất để phù hợp với đồng phục team)
SP: Special Play (thiết kế dành riêng cho 1 môn thể thao nào đó)
PRM: Premium
SPRM: Supreme
SE: Special Edition – Phiên bản đặc biệt, thường sẽ dựa trên một mẫu giày có sẵn và thêm hoặc bớt đi những chi tiết khác, tạo ra một Special Edition của mẫu giày đó.
LS: Lifestyle – Phiên bản thời trang, không dùng để chơi thể thao (chủ yếu là các dòng Jordan Retro).
AF1/G-Nikes(mostly in New Orleans)/Uptown or Ups: Dùng để chỉ dòng giày Nike Air Force 1, những phiên bản bình thường được gọi là Uptown, đối nghịch với dòng Nike Air Force 1 Downtown.
FSR: Full size run – giày được phát hành đủ size.
3M/3M Material: Reflective Material – chất liệu phản quang được sản xuất bởi công ty Minnesota Mining and Manufacturing. Lần đầu tiên xuất hiện ở phần lưỡi gà của Jordan 5.
LS: Life Style (phiên bản LS thường xuất hiện thêm ở 1 vài dòng bóng rổ, nhưng được thiết kế lại để mặc casual thay vì mang chơi bóng)
XDR: Extra Durable Rubber (loại đế được làm đặc biệt dày và chắc chắn được làm riêng cho giày thể thao để giày bền hơn, eg: giày bóng rổ một vài đôi có thêm đế XDR như Kobe sẽ chơi outdoor bền hơn phiên bản thường)
EXT: Extension (phiên bản mở rộng để mặc casual)
NRG: Energy
Grail/Holy Grail: Đôi giày mơ ước của mỗi người, thường thì sẽ không hoặc rất khó để mua.
Hypebeast: Người mua giày chỉ vì nó lạ đẹp và hiếm, thường không quan tâm giá cả, chỉ việc bỏ tiền ra mua, thậm chí mua giày chỉ vì người khác thích mà bản thân không biết có thích hay biết được tên giày hay không.
Samples: Những phiên bản được dùng làm mẫu cho những phát hành sau này, cũng có thể cho một số người nổi tiếng, hoặc được dùng để quảng cáo, khá hiếm và giá được bán lại cao (thường được bán trên ebay nhưng cũng nên cẩn thận với hàng fake).
Prototype: Tương tự như Sample nhưng mục đích là dùng làm mẫu thử, độ hiếm và giá cả cao hơn Sample nếu được bán ra và thường chỉ có 1 size.
DMP: Defining Moment Pack
GMP: Golden Moment Pack
CDP: Countdown Pack
QS: Quick Strike – những phiên bản được phát hành giới hạn ở một số điểm bán lẻ nhất định
Hyperstrike: Những phiên bản được phát hành với số lượng cực kì ít ở những điểm bán lẻ và hoàn toàn không có thông báo trước.
B-Grade: Giày bị lỗi do nhà máy gia công và được đưa ra ngoài Outlet bán.
Unauthorized: Giày chưa qua kiểm định của bộ phận QC (quality check) được đẩy ra ngoài bán, tỉ lệ là giày fake khá cao.
Factory Varients: Hàng ráp – hàng “lên”. Sử dụng chất liệu dư thừa và tự gia công bằng tay, cũng là hàng fake.
Climachill: Công nghệ này thường được tìm thấy trong quần áo thể thao và cả giày chạy bộ. Loại bỏ cảm giác nặng nề, oi bức,.. khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nhờ tích hợp vải dệt kim với titan và hạt cầu nhôm làm mát 3D.
Light Responsive Technology: Là công nghệ phản quang đa sắc được Adidas sử dụng trên 3 đôi sneaker XENO: Superstar, ZX Flux, Attitude.
Thuật ngữ về size:
PS – Pre-School: dành cho trẻ em
GS – Grade School : size dành cho học sinh cấp 1,2, tránh nhầm lẫm, không phải viết tắt của Girl Size
1-7Y: size Youth : dành cho thanh thiếu niên
Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hiểu được “thuật ngữ sneaker, CIH” là gì. Hãy share bài viết NGAY nếu bạn cũng cảm thấy hứng thú với các từ điển về đầu giày. Muốn là một người am hiểu giày, bạn không thể làm ngơ với các thuật ngữ trên nha!